Chính sách ngăn chặn của nhà Nguyễn Phong_trào_Hồi_giáo_Katip_Sumat

Nhằm ngăn chặn phong trào của Katip Sumat, Minh Mạng tìm cách xoa dịu người Chăm bằng cách xóa bỏ chính sách đồng hóa các dân tộc này để tập trung mọi nỗ lực chống lại sự bành trướng của phong trào Hồi giáo này – thứ tôn giáo đang khiến người Chăm “đọc kinh cầu nguyện bằng một tiếng lạ lùng (ám chỉ tiếng Á Rập), tin tưởng tất cả thần thánh và chấp chứa cả ma quỷ trong nhà của họ”.Theo biên niên sử Việt Nam, năm 1833, Po Phaok The chấp nhận chính sách “cải tổ qui lưu” của triều đình Huế trên toàn lãnh thổ Champa cũ. Triều đình Huế cũng ra điều kiện rằng nếu Po Phaok The có mối liên hệ gián tiếp hay trực tiếp với phong trào Katip Sumat thì cựu quốc vương này phải cắt đứt ngay lập tức. Qua các cuộc trao đổi, Po Phaok The có ý đồ qui hàng với triều đình Huế. Kể từ đó, Minh Mạng đề nghị phong cho Po Phaok The chức Diên An Bá (Bá Tước Diên Ân) vào tháng 6 năm Quí Tị (1833), hứa sẽ xây dựng tại Huế một đền tưởng niệm các vị vua Champa, phục hồi lại một số đền tháp của vương quốc này và giao cho Po Phaok The quyền thu thuế trong nhiều làng mạc của người Chăm.Mặc dù người ta không biết thế nào về thái độ của Po Phaok The đối với triều đình Huế.

Nhưng sau ngày đề nghị của vua Minh Mạng, biên niên sử Chăm cho rằng Po Phaok The chỉ là nhân vật làm bình phong, không đóng vai trò quan trọng trong tổ chức đấu tranh của Katip Sumat. Nhân thấy Po Phaok The và Katip Sumat không có mối liên quan với nhau nên từ đó, vua Minh Mạng ra lệnh dập tắt nhanh chóng cuộc nổi dậy này. Và kết quả cũng đến không lâu vì những người Chăm, Churu, Raglai tham gia vào cuộc “Thánh Chiến Hồi Giáo” chống lại triều đình Huế chỉ tin vào Đấng Allah và uy quyền mầu nhiệm của Katip Sumat hơn là xây dựng một tiềm năng quân sự khả dĩ để đương đầu với lự lượng hùng mạnh của triều đình Huế.

Tuy nhiên, tất cả các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy sau này đều thất bại và dẫn đến việc vua Minh Mạng tiến hàn hạn chế và kiểm soát nghiêm ngặt đối với người Chăm trên lãnh thổ Việt Nam nói chung.[2] Mặc dù vậy, nhiều người Chăm Hồi giáo đã giữ vững được tôn giáo của mình, nhưng do ảnh hưởng từ các cuộc đàn áp từ thế kỷ 19, mà Hồi giáo của người Chăm bị hạn chế tiếp xúc với Hồi giáo chính thống của thế giới Hồi giáo, cho đến những năm gần đây.